ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC QUẬN ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC QUẬN

Chức năng nhiệm vụ của Ủy ban MTTQ Việt Nam quận Hai Bà Trưng
Publish date 27/01/2022 | 10:16  | Lượt xem: 1230

Thông tin đơn vị - Chức năng nhiệm vụ

1. Đặc điểm, tình hình:

- Tên đơn vị: Ủy ban MTTQ Việt Nam quận Hai Bà Trưng.

- Địa điểm trụ sở: Số 15, ngõ 295 Bạch Mai, phường Bạch Mai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

- Điện thoại: 024.36270035

- Email: ubmttq_haibatrung@hanoi.gov.vn

2. Quá trình thành lập và phát triển

Là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện được thành lập sau khi quận Hai Bà Trưng được thành lập năm 1961, liên tục từ đó đến nay đã trải qua 15 kỳ Đại hội.

3. Cơ cấu, tổ chức

- Ủy ban MTTQ Quận gồm 62 vị.

- Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ Việt Nam Quận nhiệm kỳ 2019-2024 có 4 vị (gồm Chủ tịch, 02 Phó Chủ tịch, 01 Ủy viên thường trực).

- MTTQ các cơ sở gồm Uỷ ban MTTQ Việt Nam 18 phường, 213 Ban công tác Mặt trận.

- Cơ quan Uỷ ban MTTQ Việt Nam quận có 06 công chức, 01 lao động hợp đồng. Trong đó có 02 đồng chí trình độ Thạc sỹ, 05 đồng chí trình độ Đại học.

- Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam 18 phường đều có trình độ Đại học trở lên, là công chức Nhà nước. 213 vị trưởng ban công tác Mặt trận có trình độ từ trung cấp trở lên.

- Ủy ban MTTQ Việt Nam Quận thường xuyên phối hợp thống nhất với 19 tổ chức thành viên gồm tổ chức Đảng, các tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức đoàn thể, Hội quần chúng khác trong Quận.

4. Chức năng, nhiệm vụ:

Uỷ ban MTTQ Việt Nam Quận là cơ quan chấp hành giữa hai kỳ Đại hội MTTQ Việt Nam Quận Hai Bà Trưng, có chức năng lãnh đạo thực hiện Nghị quyết Đại hội trong nhiệm kỳ; Có nhiệm vụ đánh giá, thông qua chương trình phối hợp và thống nhất hành động của MTTQ Quận theo quy định của Luật MTTQ Việt Nam và Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

 Ủy ban MTTQ Việt Nam Quận có nhiệm vụ tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, tăng cường sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong Nhân dân; tuyên truyền, động viên nhân dân phát huy quyền làm chủ, thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, nghiêm chỉnh thi hành Hiến pháp và pháp luật; phản biện xã hội đối với dự thảo chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ, công chức nhà nước; tập hợp ý kiến, kiến nghị của Nhân dân để phản ánh, kiến nghị với Đảng và Nhà nước; tham gia xây dựng và củng cố chính quyền Nhân dân; cùng Nhà nước chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của Nhân dân.